Bộ môn Công nghệ Sinh học


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 

Đội ngũ cán bộ

Bộ môn có 14 cán bộ, trong đó có 13 cán bộ trực tiếp giảng dạy, 01 Cán bộ đang làm nghiên cứu sinh. Đội ngũ cán bộ trong Khoa có trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước về các lĩnh vực của Sinh học hiện đại. Bên cạnh đó, Khoa còn có các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang công tác tại các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên và viện nghiên cứu cùng tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Đào tạo

Khoa Công nghệ Sinh học đang quản lý và đào tạo 02 ngành Đại học Công nghệ Sinh học, 01 ngành Thạc sỹ Sinh học ứng dụng Công nghệ sinh học trong xét nghiệm Y Sinh và 01 ngành Tiến sĩ Hóa sinh học.

Bậc Đại học: Gồm 02 Chương trình đào tạo chính quy là Chương trình Kỹ thuật xét nghiệm Y Sinh và Chương trình công nghệ sinh dược và nông nghiệp công nghệ cao. Bậc Đại học tập trung đào tạo theo chương trình “KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y-SINH” cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị xét nghiệm trong hệ thống các bệnh viện công lập và ngoài công lập, các phòng xét nghiệm tư nhân, các trung tâm y tế dự phòng trên cả nước. Đối với hệ Chất lượng cao, sau 4 năm, sinh viên có cơ hội nhận cả hai bằng Cử nhân Công nghệ sinh học (Đại học Khoa học cấp) và bằng Cử nhân Xét nghiệm Y học (Đại học Y - Dược cấp) do tính chất liên thông giữa hai chương trình của hai Nhà trường. Chuơng trình "CÔNG NGHỆ SINH DƯỢC VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO"  đào tạo các cử nhân Công nghệ sinh học có kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn về công nghệ sinh dược, thú y và nông nghiệp công nghệ cao, chương trình được thiết kế để đáp ứng mục tiêu đào tạo theo 3 chuyên ngành bao gồm: (1) Chuyên ngành Công nghệ Sinh dược; (2) Chuyên ngành Công nghệ Sinh học trong Thú Y và (3) Nông nghiệp công nghệ cao.

Bậc Sau đại học: Gồm Thạc sĩ Ứng dụng Công nghệ Sinh học và Tiến sĩ Hóa sinh. Tính đến nay, sau 7 khóa đào tạo, đã có khoảng 150 học viên cao học bảo vệ xong Luận văn thạc sĩ và 3 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ.

Nghiên cứu khoa học    

Song song với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học của khoa Công nghệ Sinh học luôn được chú trọng. Cán bộ trong khoa đã và đang chủ trì thực hiện trên 20 đề tài khoa học cấp cơ sở, 10 đề tài cấp Đại học, 2 đề tài cấp tỉnh, 4 đề tài cấp Bộ và 1 đề tài cấp nhà nước. Bên cạnh đó, Khoa còn liên kết với các sở ban ngành trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên để thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng.

Khoa hiện có nhiều bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế danh mục ISI/Scopus và trên 200 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đã đã đạt các giải thưởng nhất, nhì, ba trong các cuộc thi như cuộc thi “Tài năng Khoa học trẻ” do Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức, cuộc thi “Sáng tạo trẻ” do Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức.

Hiện nay, các phòng thí nghiệm của Khoa được trang bị các hệ thống thiết bị máy móc thí nghiệm hiện đại như PCR, Realtime PCR, Flow Cytomettry, Elisa, kính hiển vi huỳnh quang, quang phổ, tách chiết DNA tự động, hệ thống chụp ảnh gel, các hệ thống lưu trữ mẫu bệnh phẩm và nhiều thiết bị hiện đại khác phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu ứng dụng và thực hành.

Cơ hội nghề nghiệp sau đào tạo

Nhiều sinh viên, học viên được đào tạo tại khoa Công nghệ Sinh học hiện đang làm việc trong các Viện nghiên cứu, các Trung tâm khoa học có uy tín của cả nước, là cán bộ giảng dạy trong các Trường Đại học thuộc Đại học và Cao đẳng hoặc là chuyên viên trong các Sở, Ban, Ngành, các bệnh viện, trung tâm y tế hoặc trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thực phẩm, dược phẩm.   

Các hướng nghiên cứu:

  • Nghiên cứu phân tích đột biến di truyền, di truyền ngoại gen liên quan đến một số bệnh ung thư và bệnh ở não của người.
  • Protein tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng ứng dụng trong phát triển vaccine và kit chẩn đoán bệnh ELISA. 
  • Sinh học phân tử, di truyền ứng dụng trong phát triển kít chẩn đoán bệnh sử dụng PCR, xây dựng cơ sở dữ liệu di truyền và xác định mối quan hệ di truyền ứng dụng trong việc xác định nguồn gốc và truy vết các tác nhân gây bệnh trên động vật và người. 
  • Xác định mức độ kháng thuốc của các tác nhân gây bệnh trên vật nuôi và phát triển phương pháp điều trị an toàn, thân thiện với môi trường như sử dụng thảo dược, probiotic, liệu pháp gen và đấu tranh sinh học.
  • Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có giá trị cao ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, xử lý môi trường và y tế. 
  • Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm môi trường và sản xuất phân bón sinh học. 
  • Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi sinh vật sinh tổng hợp chất kháng sinh, enzyme và xây dựng quy trình công nghệ lên men sản xuất các chất kháng sinh và enzyme công nghiệp từ vi sinh vật để ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và y học.
  • Các sản phẩm tự nhiên (natural products) từ vi sinh vật. 
  • Chất kháng sinh từ vi sinh vật đất. Tinh sạch, lên men sản xuất kháng sinh, vi khuẩn kháng kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh đa kháng thuốc (MDR) 
  • Phân lập tuyển chọn các loài vi sinh vật mới. Phân loại, định danh, đặt tên các loài vi sinh vật. 
  • Sản xuất chế phẩm vi sinh vật ứng dụng trong nông nghiệp
  • Nghiên cứu phát triển Biosensor tế bào ứng dụng trong kiểm soát độc tố và ô nhiễm môi trường
  • Nghiên cứu ứng dụng Vi khuẩn tía quang hợp trong xử lý môi trường; Sản xuất sinh khối và protein đơn bào
  • Sinh lí thực vật, Công nghệ tế bào thực vật, nuôi cấy mô tế bào thực vật, Công nghệ Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao
  • Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học, Hệ sinh thái và thảm thực vật, Nghiên cứu đa dạng di truyền một số nhóm động vật chân khớp có ý nghĩa
  • Thực vật học dân tộc: Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa trong sử dụng cây cỏ làm thuốc và 
  • Nghiên cứu tiềm năng kháng ung thư của cây thuốc dân tộc.

Các đề tài đang thực hiện:

  1. Nghiên cứu đặc tính của tế bào ung thư dạ dày sống sót sau khi chiếu tia plasma- đề tài NCKH cấp cơ sở, PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương
  2. Nghiên cứu tình trạng lây nhiễm và mức độ kháng thuốc của ve ký sinh trên ong mật Apis mellifera ở Việt Nam- đề tài NCKH cấp cơ sở, TS. Trưởng A Tài
  3. Phát triển các phương pháp điều trị bệnh Nosema thân thiện với môi trường (Development of Eco-friendly Therapeutics against Nosemosis), dự án hợp tác quốc tế với Hàn Quốc, TS. Trưởng A Tài
  4. Nghiên cứu cơ chế ức chế tế bào ung thư của phân đoạn giàu saponin từ cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.)- đề tài NCKH cấp cơ sở, ThS. Hứa Nguyệt Mai
  5. Nghiên cứu xây dựng một số mô hình xử lý chất thải hữu cơ tại khu vực nông thôn phục vụ phát triển kinh tế và xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - đề tài NCKH cấp Tỉnh, ThS. Vũ Thanh Sắc

Hợp tác:

  1. Trong nghiên cứu khoa học:
  • Viên chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Viện Sinh học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Trung tâm kiểm dịch động vật và thực vật, Bộ nông - lâm - ngư nghiệp, Hà Quốc
  1. Trong đào tạo:
  • Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
  • Viện Sinh học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Bệnh viện A Thái Nguyên
  • Viện Sinh học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Trung tâm nghiên cứu AIDS, Viện các bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Nhật Bản

Liên hệ:

Trưởng bộ môn: TS. Trưởng A Tài

ĐT: 0962420958

Email: taita@tnus.edu.vn

Facebook: https://www.facebook.com/khss.tnus